Nên uống trà gì hàng ngày? Có nên uống trà thay nước lọc không?

Ngày đăng: 22/04/2024

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc chọn đúng loại đồ uống có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường năng lượng. Trà là một lựa chọn phổ biến, với đa dạng hương vị và lợi ích sức khỏe.

Vậy “Nên uống trà gì hàng ngày? Có nên uống trà thay nước lọc không?” không chỉ là việc lựa chọn một loại trà yêu thích mà còn là việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân mỗi ngày. Hãy cùng Giàu Chất tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi ích của trà đối với sức khoẻ

Theo một số nghiên cứu của Đại học King’s ở London đã xác nhận rằng, trà có lợi ích cho sức khỏe hơn so với nước. Trong trà, chứa một số hợp chất tự nhiên như polyphenol, có khả năng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn các tác động tiêu cực của gốc tự do trong cơ thể.

Chất phytochemical polyphenol trong trà có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào, bảo vệ tế bào khỏi các chất gây ung thư, các loại catechin trong trà làm giảm tích tụ mảng bám trong động mạch, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát đường huyết.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, người lớn tuổi thường xuyên uống trà có thể có chức năng nhận thức tốt hơn so với những người không uống trà.

Lợi ích của việc uống trà
Lợi ích của việc uống trà

2. Nhược điểm của trà

Mặc dù, trà mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng việc uống chúng quá nhiều vẫn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Quá liều caffeine

Dù trà chứa ít caffeine hơn so với cà phê, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều trà vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Theo Mayo Clinic, người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng 4 tách cà phê hoặc 9 tách trà. Tuy nhiên, một số người có thể nhạy cảm với caffeine hơn và có thể gặp phải các phản ứng tiêu cực như đau dạ dày, run rẩy, chóng mặt và bồn chồn.

Ngăn cản hấp thụ sắt

Những người bị thiếu máu nên lưu ý khi sử dụng trà, vì polyphenol có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Tuy nhiên, các tác động này thường chỉ xảy ra khi tiêu thụ một lượng lớn trà.

3. Nên uống trà gì hằng ngày?

Dưới đây là tổng hợp các loại trà phổ biến, nên thường xuyên sử dụng để nâng cao sức khỏe.

Trà xanh – ngừa ung thư, làm chậm quá trình lão hóa

Trà xanh được biết đến với khả năng ngăn ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa, nhờ vào nhóm hợp chất polyphenol – tanin có hàm lượng từ 12-25% trong lá trà xanh. Caffein trong trà xanh cũng có tác dụng kích thích nhẹ thần kinh trung ương và các hệ thống khác trong cơ thể như hô hấp, tim mạch, đồng thời tăng cường sự lưu thông máu và quá trình thải độc.

Ngoài ra, theo y học cổ truyền, trà xanh còn có nhiều tác dụng khác như thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa và lợi tiểu. Các polyphenol trong trà xanh, đặc biệt là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), đã được chứng minh là có lợi trong việc chống viêm, phòng ngừa một số bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, một yếu tố gây đột quỵ

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà xanh
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà xanh

Trà nhân sâm

Trà nhân sâm đã lâu trở thành lựa chọn phổ biến cho một thức uống bổ sung sức khỏe tổng thể. Nó có hiệu quả tích cực đối với mọi hệ cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào bạch cầu, ngăn chặn sự phát triển của virus và giảm thiểu thời gian mắc cảm lạnh.

Theo y học cổ truyền, nhân sâm được biết đến với khả năng đại bổ nguyên khí, ích huyết và sinh tân.

Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà ô long: giúp mức cholesterol khỏe mạnh hơn

Trà ô long được biết đến với khả năng giúp cải thiện cholesterol trong cơ thể. Đây là loại trà có mức độ oxy hóa một phần, nằm giữa trà đen và trà xanh, chứa nồng độ polyphenol cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, uống hơn 2 tách trà ô long mỗi ngày liên quan đến việc giảm mức độ cholesterol LDL (được xem là có hại), giảm nguy cơ rối loạn lipid máu và có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Ngoài ra, uống trà ô long cũng được kỳ vọng sẽ giúp duy trì hoặc đạt được cân nặng khỏe mạnh, nhờ vào khả năng giảm mỡ trong cơ thể, ngăn ngừa béo phì.

Trà kỷ tử

Trà kỷ tử, được mệnh danh là “kim cương đỏ” bởi những lợi ích sức khỏe vượt trội mà nó mang lại, là một sản phẩm được người Trung Quốc đánh giá rất cao. Quả kỷ tử chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Chiết xuất từ quả kỷ tử đỏ được biết đến với khả năng ức chế khối u tiềm ẩn, do khả năng tăng cường mức độ chất chống oxy hóa và giảm mức độ cytokine gây viêm như IL-5 và IL-8 trong máu. Sử dụng trà kỷ tử thường xuyên cũng đã được chứng minh là có thể cải thiện các triệu chứng của trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ.

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà kỷ tử
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà kỷ tử

Trà bí đao

Trà bí đao chủ yếu chứa nước, nhưng khi tiêu thụ, nó có tác dụng giảm sự tích tụ nước trong cơ thể. Bí đao cũng giúp cơ thể loại bỏ chất độc, tạo điều kiện cho quá trình giảm cân, cải thiện làn da.

Ngoài ra, trà bí đao còn được biết đến là một thức uống phổ biến để giữ cơ thể mát mẻ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cùng với việc tăng cường quá trình trao đổi chất.

Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà đen

Trà đen được biết đến với khả năng ngăn ngừa suy giảm nhận thức, giảm viêm nhiễm, các bệnh tim và tiểu đường.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, Sức khỏe & Lão hóa chỉ ra rằng thường xuyên uống trà đen (hoặc trà ô long và trà xanh) có thể giảm nguy cơ mắc các rối loạn nhận thức thần kinh ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi.

Ngoài ra, trà đen cũng chứa flavonoid, một hợp chất cũng có trong trà xanh và các thực phẩm, thực vật khác, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications vào tháng 8/2019 cũng đã chỉ ra chế độ ăn giàu flavonoid có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại cả bệnh ung thư và bệnh tim.

Trà vối – giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt

Trà vối, được pha từ lá, nụ, vỏ và rễ của cây vối, được sử dụng như một loại thức uống giải khát ở nước ta từ lâu và cây vối thường mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới.

Lá vối không chỉ có tác dụng kích thích vị giác mà còn giúp cải thiện tiêu hóa. Chất đắng và chát trong lá vối kích thích tiết ra dịch tiêu hóa, trong khi tanin bảo vệ niêm mạc ruột và tinh dầu vối có khả năng kháng khuẩn mà không gây tổn thương cho vi khuẩn có ích trong ruột.

Trong Đông y, vối được coi là có vị hơi chát, có tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu và sát khuẩn. Dân gian thường sử dụng lá, vỏ, thân và hoa của cây vối để chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính và lỵ trực trùng.

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà vối
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà vối

Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được cho là có thể hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, có lợi cho phụ nữ trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, nhờ vào khả năng chống viêm, làm giảm căng thẳng và có tính chất làm dịu dạ dày, giảm đau bụng, giảm triệu chứng ợ nóng, hỗ trợ điều trị tiêu chảy và đau bụng ở trẻ em.

Bênh cạnh đó, loại trà này cũng được sử dụng để hỗ trợ, điều trị chứng mất ngủ. Trong hoa cúc chứa apigenin – một hợp chất có tính chất chống oxy hóa và gây buồn ngủ. Apigenin tác động lên các thụ thể trong não, giúp làm giảm căng thẳng, tạo ra cảm giác bình tĩnh, dẫn đến giấc ngủ dễ dàng hơn.

Trà dâm bụt có thể đóng vai trò hạ huyết áp

Trà dâm bụt không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Một nghiên cứu đã phát hiện rằng việc uống trà dâm bụt thường xuyên trong vòng 6 tuần có thể giảm huyết áp ở những người lớn mắc tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhẹ. Điều này cho thấy trà dâm bụt có thể được sử dụng kết hợp với các thay đổi trong chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng sức khỏe chung.

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà dâm bụt
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà dâm bụt

Trà bạc hà (Nên uống trà gì hằng ngày?)

Các thành phần trong trà bạc hà (menthol) duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, có khả năng làm dịu đau dạ dày, giảm táo bón và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), say tàu xe. Bởi bạc hà chứa tinh dầu có khả năng làm dịu đường ruột và giảm triệu chứng đầy hơi.

Ngoài ra, trà bạc hà không chứa caffein, nó cũng là một lựa chọn tốt để thưởng thức trước khi đi ngủ.

Trà gừng – giúp điều trị buồn nôn

Gừng là một loại gia vị nổi tiếng với tính chất chữa bệnh. Trong trà gừng, các thành phần như phenol gingerol và shogaol giúp kích thích sự bài tiết của dịch tiêu hóa và tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn.

Trong một nghiên cứu sử dụng gừng dưới dạng bổ sung, chứng minh gừng có thể giảm triệu chứng buồn nôn sau hóa trị ở người lớn mắc ung thư lên đến 40%. Hơn nữa, các hợp chất gingerols, mang lại hương vị và mùi đặc trưng cho gừng, có thể hữu ích trong các liệu pháp giúp bảo vệ chống lại các bệnh như tiểu đường, ung thư.

Để thưởng thức trà gừng, bạn có thể nạo vỏ, thái lát, hãm trong nước sôi trong vài phút, sau đó là có thể dùng, hoặc có thể mua trà đóng gói sẵn làm từ gừng khô.

Trà bồ công anh

Bồ công anh là một loại thảo dược quý hiếm với khả năng giảm cân đáng kinh ngạc. Nhờ vào cơ chế ngăn chặn sự tích tụ mỡ và giúp gan loại bỏ những chất độc tích tụ lâu ngày, trà thảo mộc bồ công anh giúp cơ thể giải phóng mỡ thừa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, trà bồ công anh chứa một lượng flavonoid cao, các hợp chất này có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố, hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong việc chống lại nhiễm trùng.

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà bồ công anh
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà bồ công anh

Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà nghệ

Trà nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với tính chất chống viêm mạnh mẽ của nó giúp giảm viêm, sưng tấy, đồng thời ngăn ngừa bệnh Alzheimer và ung thư. Củ nghệ cũng được biết đến với khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.

Trà hoa hồng – Nên uống trà gì hằng ngày?

Trà hoa hồng có chứa nhiều vitamin C và các hợp chất thực vật có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch,chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột hoa hồng có thể giảm viêm ở những người mắc các bệnh như: viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Trà thì là

Trà thì là có khả năng làm dịu các triệu chứng của mãn kinh, giúp thư giãn các cơ tiêu hóa để hỗ trợ quá trình tiêu hóa đều đặn. Thì là từ lâu đã được biết đến như một loại cây thuốc, được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích (IBS). Polyphenol có trong thì là có đặc tính chống oxy hóa.

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà thì là
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà thì là

Theo một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Mãn kinh vào tháng 9/2017, sử dụng thì là ở dạng viên nang có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của mãn kinh ở phụ nữ.

Có thể mua trà thì là dưới dạng túi lọc hoặc hạt được nghiền nát, sau đó hãm trong nước nóng trong vài phút trước khi thưởng thức.

Trà hoa đậu biếc (Nên uống trà gì hằng ngày?)

Trà hoa đậu biếc từ lâu đã được y học cổ truyền công nhận với tác dụng an thần, giảm căng thẳng và lo âu. Uống 1-2 tách trà hoa đậu biếc trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, hoa đậu biếc cũng chứa một lượng cao chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe của da và tóc.

Trà hoa oải hương

Trà hoa oải hương không chỉ mang lại giấc ngủ ngon mà còn có hiệu quả trong việc thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng. Đây là một loại thức uống hỗ trợ giấc ngủ an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng.

Một nghiên cứu với phụ nữ sau khi sinh, uống 1 tách trà mỗi ngày (khoảng 237ml) trong vòng 2 tuần đã cho thấy hiệu quả giảm mệt mỏi, lo âu và cải thiện giấc ngủ.

Nên uống trà gì hằng ngày? - Trà hoa oải hương
Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà hoa oải hương

Nên uống trà gì hằng ngày? – Trà atiso

Trà Atiso có tính thanh nhiệt và giải độc, nhờ vào chứa hợp chất silymarin – một chất chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Hợp chất này không chỉ hỗ trợ hoạt động của gan mà còn giúp gan chuyển hóa các chất độc tố, giảm lượng độc hại trong cơ thể, kích thích quá trình loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Cơ chế này giúp làm giảm tình trạng nóng trong cơ thể, nguyên nhân gây ra mụn nhọt, đồng thời giúp làn da trở nên mát mẻ, hồng hào, sạch mụn hơn.

Hiện nay, có nhiều loại trà Atiso được chế biến sẵn trên thị trường, có thể sử dụng trực tiếp như chè khô. Tuy nhiên, trà Atiso dạng khô này thường không thực sự tốt vì các chất chống oxy hóa đã mất đi do quá trình sấy khô. Vì vậy, phương pháp tốt nhất vẫn là ngâm hoa Atiso với đường khoảng 2-3 tháng, sau đó sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.

Chú ý: Khi uống bất kỳ loại trà nào, cần tuân thủ đúng liều lượng. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Có nên uống trà thay nước lọc không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Mặc dù, trà vẫn được coi là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nhưng nước lọc vẫn là nguồn chất lỏng quan trọng nhất cho cơ thể. Do đó, bạn cần duy trì sự cân bằng giữa việc uống trà và nước để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Nếu muốn đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể nhưng vẫn muốn thưởng thức đồ uống đa dạng, bạn có thể thêm các loại trà không đường, không kem vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình hoặc có thể thêm 3-4 lát trái cây vào bình nước lọc để tạo thêm hương vị.

 

Không nên uống trà thay nước lọc
Không nên uống trà thay nước lọc

5. Những lưu ý khi uống trà

Những điều sau đây cần được lưu ý khi uống trà để tránh gặp phải các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không uống trà khi đang đói, vì điều này có thể gây đau dạ dày, khó chịu hoặc thậm chí là nôn mửa do hạ huyết áp.
  • Tránh uống trà cùng lúc với thuốc, vì điều này có thể gây ra xung đột về mặt dược lý.
  • Ưu tiên uống trà ấm, tránh thưởng thức nước trà quá nóng để tránh nguy cơ bị bỏng.
  • Không sử dụng trà đã để qua đêm, vì lúc này hương vị và dưỡng chất của trà có thể bị ảnh hưởng.
  • Cẩn thận với các loại trà detox, vì chúng có thể gây tiêu chảy do tính chất nhuận tràng, vì vậy cần phải chú ý đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể để tránh mất nước.
  • Dùng đúng liều lượng, không uống quá nhiều trà trong một ngày.

Kết luận

Và đó là những tổng hợp của chúng tôi, giải đáp cho vấn đề “Nên uống trà gì hằng ngày? Và có nên uống trà thay nước lọc không?. Dù có nhiều sự lựa chọn cho các loại trà, nhưng cần lưu ý, không lạm dụng phương pháp này để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Điều quan trọng nhất là bạn nên tìm hiểu, cân nhắc liều lượng thích hợp trước khi sử dụng các loại trà.

Đánh giá dinh-duong
0
    0
    Đơn hàng
    Đơn hàng trốngQuay lại Shop